Anh Tuấn | 2023-03-08 00:40:00 365 views
Tỏng hợp 100 Câu đố cho trẻ nhỏ được nhiều người yêu thích nhất. Mỗi buổi chiều hay tối khi chơi với các con, bố mẹ có thể sử dụng những câu đố này để kích thích trí tò mò tưởng tượng của các em nhỏ, khiến các bạn có thể suy nghĩ và tìm hiểu các kiến thức mới nhanh hơn,
Câu đố 1: Thường nằm đầu hè, giữ nhà cho chủ, người lạ nó sủa, người quen nó mừng - Đố bé là con gì?
Đáp án: Con chó.
Câu đố 2: Con gì đuôi ngắn tai dài, mắt hồng lông mượt, có tài chạy nhanh - Đố con là con vật gì?
Đáp án: Con Thỏ
Câu đố 3: Con gì ăn cỏ, đầu có hai sừng, lỗ mũi buộc thừng, cày bừa vất vả - Đố bé là con gì?
Đáp án: Là con trâu hoặc con bò
Câu đố 4: Con gì cổ dài, ăn lá trên cao, da lốm đốm sao, sống trên đồng cỏ?
Đáp án: Là con hươu cao cổ
Câu đố 5: Cây gì nho nhỏ, hạt nó nuôi người, chín vàng nơi nơi, dân làng đi hái- Đố bé đây là cây gì rất quen thuộc với người nông dân Việt Nam ta?
Đáp án: Cây lúa
Câu đố 6: Ruột chấm vừng đen, ăn vào mà xem, vừa bổ vừa mát - Đố bé là quả gì?
Đáp án: Là trái thanh long
Câu đố 7: Trái gì nho nhỏ, chín đỏ như hoa, tươi đẹp vườn nhà, nhưng cay xè lưỡi – Là trái gì?
Đáp án: Là trái ớt.
Câu đố 8: Da cóc mà bọc trứng gà, bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn – Là quả gì?
Đáp án: Là quả mít.
Câu đố 9: Quả gì nhiều mắt, khi chín nứt ra, ruột trắng nõn nà, hạt đen nhanh nhánh - Đố bé là trái gì?
Đáp án: Là trái na, hay còn gọi là trái mãng cầu.
Câu đố 10: Da cóc mà bọc bột lọc, bột lọc mà bọc hòn than - Đố bé là quả gì?
Đáp án: Là quả nhãn.
Câu đố 11: Ba ông ngồi lại một mâm, một ông có tóc hai ông trọc đầu.
Đáp án: Cái đầu và hai đầu gối
Câu đố 12: Một cây mà có năm cành, giáp nước thì héo, để dành thì tươi?
Đáp án: Bàn tay hoặc bàn chân
Câu đó 13: Có cổ mà chẳng có đầu, Xòe như hoa nở một màu hồng tươi. Nhưng khi đã nắm lại rồi, như quả phật thủ theo người suốt năm?
Đáp án: Bàn tay
Câu đố 14: Lưng đi trước, bụng đi sau, con mắt ở dưới, cái đầu ở trên.
Đáp án: Cái chân.
Câu đố 15: Một mẹ mà đẻ 4 con, con thời ba tuổi, mẹ thời có hai?
Đáp án: 5 ngón tay, ngón cái có 2 đốt, các ngón còn lại có 3 đốt
Đối với bé tiểu học, ba mẹ có thể sử dụng những câu đố chữ, vừa giúp bé học hỏi, học thuộc, nhận biết đặc điểm mặt chữ, mặt khác giúp bé có hưng thú hơn trong việc học, nhất là các bạn nhỏ đang học lớp 1, lớp 2 việc nhận mặt chữ là rất cần thiết:
Câu đố 19: Chúng tôi là những chị em, đều như những trái bóng tròn xinh xinh, chị tôi đội mũ trên đầu, em trai rất thích bộ râu của mình là của mình - Đố bé là chữ gì?
Đáp án: Chữ O, Ô và Ơ.
Câu đố 20: Nét thẳng bé thấy đầu tiên, móc xuôi thấy tiếp sẽ ra chữ gì?
Đáp án: Chữ n.
Câu đố 21 (cấp độ dễ): Con gì đuôi ngắn tai dài, mắt hồng lông mượt, có tài chạy nhanh?
A. Con mèo
B. Con thỏ
C. Con nai
- Đáp án: B. Con thỏ
Câu đố 22 (cấp độ dễ): Mùa gì bé đón trăng rằm, rước đèn phá cỗ, chị Hằng cùng vui?
A. Mùa Xuân
B. Mùa Hạ
C. Mùa Thu
- Đáp án: C. Mùa Thu
Câu đố 23 (cấp độ dễ): Mọi đêm quen ở trên trời, Trung thu bạn rước tôi đi cùng, là cái gì?
A. Vì sao
B. Mặt trăng
C. Đám mây
- Đáp án: B. Mặt trăng
Câu đố 24 (cấp độ dễ): Cây gì thân cao, lá thưa răng lược. Ai đem nước ngọt, đựng đầy quả xanh?
A. Cây dừa
B. Cây cọ
C. Cây ổi
- Đáp án: A. Cây dừa
Câu đố 25 (cấp độ dễ): Con gì lông vằn mắt xanh. Dáng đi uyển chuyển, nhe nanh tìm mồi. Thỏ, nai gặp phải hỡi ôi. Muông thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng?
A. Con cáo
B. Con báo
C. Con hổ
- Đáp án: C. Con hổ
Câu đố 26 (cấp độ dễ): Bánh gì vui tết trẻ con, trông trăng cắt bánh thơm ngon cả nhà?
A. Bánh dẻo
B. Bánh chưng
C. Bánh Trung thu
- Đáp án: C. Bánh Trung thu
Nguồn: Behance
Câu đố 27 (cấp độ dễ): Cái gì 5 cánh, có nến ở trong, đêm Rằm tháng Tám, trẻ con hay cầm?
A. Đèn lồng
B. Đèn cầy
C Đèn ông sao
- Đáp án: C. Đèn ông sao
Câu đố 28 (cấp độ trung bình): Ba con vật mà bé thường thấy trong các điệu múa đêm rằm Trung thu là?
A. Lân - Sư tử - Rồng
B. Lân - Phụng - Rồng
C. Lân - Rồng - Rắn
- Đáp án: A. Lân - Sư tử - Rồng
Câu đố 29 (cấp độ trung bình): Trong truyện cổ tích, chú Cuội vì lý do gì mà phải trốn lên mặt trăng?
A. Nói dối
B. Trốn nợ
C. Níu giữ cây đa có phép cải tử hoàn sinh
- Đáp án: C. Níu giữ cây đa có phép cải tử hoàn sinh
Câu đố 30 (cấp độ trung bình): Theo dân gian, cùng sống với Hằng Nga và chú Cuội trên cung trăng là ai?
A. Trư Bát Giới
B. Thỏ Ngọc
C. Tôn Ngộ Không
- Đáp án: B. Thỏ Ngọc
Câu đố 31 (cấp độ trung bình): Theo bé, sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì?
A. Cây sung
B. Cây đa
C. Cây bồ đề
- Đáp án: B. Cây đa
Câu đố 32 (cấp độ khó): Đêm Tết Trung thu còn được gọi là đêm hội gì?
A. Hội Đèn lồng
B. Hội Trăng rằm
C. Hội Múa lân
- Đáp án: B. Hội Trăng rằm
Câu đố 33 (cấp độ khó): Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung thu là ai?
A. Chị Hằng và Thỏ Ngọc
B. Chú Cuội và Thỏ Ngọc
C. Chú Cuội và Chị Hằng
- Đáp án: C. Chú Cuội và Chị Hằng
Câu đố 34 (cấp độ khó): Khi bị kéo lên Cung Trăng, chú Cuội mang theo vật gì?
A. Cây sáo
B. Cây búa
C. Cây rìu
- Đáp án: C. Cây rìu
Câu đố 35 (cấp độ khó): Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào?
A. Trung Quốc
B. Hàn Quốc
C. Nhật Bản
- Đáp án: A. Trung Quốc
Xem thêm: Câu đố cho trẻ em
Trở về Trang chủ
Ý kiến của bạn đọc (0)
Bình luận
Liên hệ:
A Hỏi Đáp - Blog Khoa học khám phá
Email: anhsaomai09@gmail.com
Web: https://ahoidap.com
© Copyright 2018 Ahoidap.com. All rights reserved.
Toàn bộ bản quyền thuộc Ahoidap.com