thắc mắc giải đáp
  • Khoa học
  • Mẹo vặt hay
  • Cẩm nang Cuộc sống
  • Y Khoa
  • Thủ thuật IT
  • Học đường
  • Ăn gì
  • Sitemap
Trang chủ > Thế giới động vật > Cóc có độc không? Thịt cóc có những tác dụng gì?

Cóc có độc không? Thịt cóc có những tác dụng gì?

Anh Tuấn | 2018-12-05 11:36:00views 1369 views

ahoidap.com Cóc có độc hay không? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người quan tâm. Thịt cóc thường có những công dụng gì, cóc thường sử dụng và các mục đich sau, các bạn thịt cóc không được ăn da và trứng cóc vì sẽ rất nguy hiểm

Cóc có độc hay không? Cóc có những công dụng gì?

Tên Hán Việt của cóc là "Thiềm", ngoại hình của chúng rất xấu xí, màu da cóc xám xịt và sần sùi. Vì vậy rất nhiều người không dám chạm vào chúng. Thực ra cái vẻ bề ngoài này lại rất thích hợp với bản thân cóc, vì chúng sống ở những nơi tương đối ẩm ướt, màu da và nốt sần sùi rất giống bùn đất nên khó bị phát hiện, như vậy vừa có thể tránh được sự săn đuổi của kẻ thù, vừa dễ bắt các loại côn trùng làm thức ăn. Khi cóc bị tấn công ác liệt hoặc bị hại, bề mặt nốt da của chúng, đặc biệt là một đôi tuyến sau tai ở đầu sẽ phóng ra một loại dịch trắng như sữa. Quan sát kĩ hơn một chút, tuyến sau tai chính là hai miếng hình bầu dục nổi lên trên da mặt lưng của đầu.

Ngoài ra, các mụn tròn nổi lên trên da cũng như tuyến sau tai vậy, đều do rất nhiều tuyến da tạo thành. Trừ một loại tuyến có thể tiết ra dịch dính để duy trì độ ẩm cho bề mặt da, còn có loại tuyến có thể tiết ra dịch tương màu trắng sữa. Loại dịch tương màu trắng sữa này có độc, đây chính là vũ khí tự vệ của chúng. Nhưng đối với con người mà nói, loại độc tố này quá nhẹ, không gây tác dụng gì đáng kể, nếu bôi lên trên tay hoặc các vị trí khác trên da đều không gây phản ứng gì.

Nếu bôi vào mắt, do chúng có tác dụng kích thích cục bộ, chúng ta sẽ cảm thấy đau mắt, nhưng chỉ cần dùng nước rửa ngay thì sẽ chẳng có nguy hại gì cả. Chúng ta dùng tay bắt cóc, nếu không có ý làm hại chúng thì chúng sẽ không tuỳ tiện phóng dịch tương ra. Nhưng cần chú ý, không được ăn da và trứng cóc, ăn vào sẽ bị trúng độc dẫn tới tử vong.

Thịt cóc có những tác dụng gì?

Trong Đông y có một vị thuốc gọi là Thiềm tô, chính là dùng loại dịch tương màu trắng sữa mà cóc tiết ra trộn với bột mì, có tác dụng trợ tim, giảm đau, cầm máu, trị mụn nhọt

Dưới đây là một số ứng dụng cóc để làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể:

Cóc đã chế biến, sấy khô, tán thành bột mịn; trứng gà luộc chín, lấy lòng đỏ sấy khô, tán thành bột mịn; vỏ chuối ngự phơi sấy khô tán thành bột mịn. Trộn 3 thứ theo tỷ lệ 1 phần bột lòng đỏ trứng gà, 5 phần bột cóc và 7 phần bột vỏ chuối, luyện thành viên, mỗi viên 3g. Cho trẻ 1 - 3 tuổi uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 - 3 viên tùy theo lứa tuổi. Thuốc có tác dụng chữa các chứng cam, giúp trẻ ăn ngon, chóng lớn.

Chữa suy dinh dưỡng trẻ em: Cóc 3 con, gạo nếp 200g. Chọn những con cóc có da màu vàng, béo không lấy con có mắt đỏ, chặt bỏ 4 bàn chân, lột bỏ da, bỏ hết nội tạng, rửa sạch, sau đó ngâm vào nước phèn chua loãng, sau 2 giờ rửa lại lần cuối cùng, gạo nếp sấy khô tán bột mịn. Ngày cho trẻ ăn 2 lần mỗi lần 1 thìa cà phê bột thuốc với 3 thìa nước cơm đặc, trộn đều thuốc trong nước cơm đem hấp cách thủy hay để vào nồi cơm đã cạn, cho trẻ ăn vào lúc đói.

Chữa hen: Cóc 1 con, dùng đất sét đắp kín cóc, đem đốt đất sét đỏ là được, đập bỏ đất lấy than cóc, tán bột mịn. Ngày cho bệnh nhân uống hai lần mỗi lần 1/3 thìa cà phê bột than cóc với nước sôi để ấm.

Chữa viêm khí quản mãn tính: Cóc 1 con to, trứng gà 1 quả. Mổ bụng cóc, bỏ hết nội tạng, cho trứng gà vào bụng cóc, khâu kín, lấy đất sét đắp kín bên ngoài, đem nướng khi đất khô là được, đập bỏ đất, bỏ cóc lấy trứng bóc vỏ cho bệnh nhân ăn, ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày.

Chữa viêm đường ruột: Thịt cóc 3g, phèn chua 2g, sa nhân 1g, cam thảo 15g, đậu xanh 50g. Đậu xanh rửa sạch cho vào nồi thêm 300ml nước ninh nhừ chắt lấy 200ml nước đậu xanh, các vị thuốc sấy khô tán bột mịn, chia 2 lần uống trong ngày với 100ml nước đậu xanh.

Chữa xơ gan: Cóc 5 con, tỏi 49 nhánh to, dạ dày lợn 1 cái. Cóc làm thịt bỏ đầu (phần bàn chân), toàn bộ nội tạng, da, ngâm trong nước muối loãng sau 3 tiếng, rửa lại cho sạch, băm nhỏ, tỏi bóc vỏ đập nhỏ trộn đều với thịt cóc. Dạ dày lợn khâu kín đem hầm cách thủy cho chín nhừ, chia làm 5 phần, mỗi ngày ăn 1 phần chia làm 2 lần, phần còn lại bảo quản tốt, khi ăn hâm nóng.

Chữa cam tích: Thịt cóc khô 1 con, sữa bò tươi 20ml. Cóc khô ngâm vào sữa bò tươi, sau 3 giờ đem nướng cho cháy sém, tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2g với nước sôi pha 1 chút đường.

Chữa cam tẩu mã: Cóc 1 con, phèn chua 20g. Cóc làm thịt, bỏ đầu, bàn chân, da và toàn bộ nội tạng, cho phèn chua vào bụng cóc khâu kín, đắp đất sét ở bên ngoài, đem nung đỏ, đập bỏ đất, than cóc tán bột mịn. Lấy bột thuốc xát vào răng, lợi nơi bị đau, cần xát 2 - 3 lần trong ngày.

review2 Đánh giá:
(Rating 5.0/5 , 1 vote)
tags Tags: đông y,

Trở về Trang chủ

 danh sach tin tuc Các tin khác - Không nên bỏ lỡ

  • tin lien quan Kinh nghiệm nuôi chó dữ dành cho ai yêu thích chó

  • tin lien quan Tại sao không nên ăn thịt chó? Khám phá cuộc sống

  • tin lien quan Tại sao cá lại sống được dưới nước khám phá khoa học?

  • tin lien quan Tại sao con gà trống không có tay?

  • tin lien quan Cóc có độc không? Thịt cóc có những tác dụng gì?

  • tin lien quan Giun đất có mắt hay không? Khám khá thế giới động vật

Ý kiến của bạn đọc (0)

bình luận Bình luận

Tool - Chuyển đổi
  • Đổi ngày Dương sang Âm
  • Đổi ngày Âm sang Dương
  • Xóa khoảng trắng Online
  • Đếm ký tự Online
  • Chuyển số thành chữ, tiền tệ
  • Lịch vạn niên 2020
Danh mục
  • Thực vật học

    Thực vật học

  • Nuôi con

    Nuôi con

  • Khoa học

    Khoa học

  • Tiêu dùng

    Tiêu dùng

  • Mẹo vặt

    Mẹo vặt

  • About

    About

  • Truyện cổ tích

    Truyện cổ tích

  • Truyện cười

    Truyện cười

  • Truyện thiếu nhi

    Truyện thiếu nhi

  • Sinh vật học

    Sinh vật học

  • Đại dương

    Đại dương

  • Thế giới động vật

    Thế giới động vật

  • Hỏi đáp Pháp luật

    Hỏi đáp Pháp luật

  • Hỏi đáp bảo hiểm

    Hỏi đáp bảo hiểm

  • Game hay

    Game hay

  • Người nổi tiếng

    Người nổi tiếng

  • Cuộc sống

    Cuộc sống

  • Học đường

    Học đường

  • Hỏi đáp ô tô

    Hỏi đáp ô tô

  • Hỏi đáp xe máy

    Hỏi đáp xe máy

  • Ăn gì

    Ăn gì

  • Thủ thuật IT

    Thủ thuật IT

  • Kiến thức Y Khoa

    Kiến thức Y Khoa

  • Mới nhất
  • Đọc nhiều
  • Đọc truyện cười hay nhất phần 7 Đọc truyện cười hay nhất phần 7
  • Truyện cười đàn ông hay nhất Truyện cười đàn ông hay nhất
  • Truyện cổ tích Người chồng chung thủy Truyện cổ tích Người chồng chung thủy
  • Truyện thiếu nhi Sự tích các loài hoa Truyện thiếu nhi Sự tích các loài hoa
  • Truyện cười hay nhất phần 14 Truyện cười hay nhất phần 14
  • 1
    Cách hãm tiết canh vịt ngan vừa ngon lại dễ làm

    views 23535 lượt xem

  • 2
    Hướng dẫn sử dụng phím tắt windows Ctrl + a, ctrl + y, ctrl + z

    views 18745 lượt xem

  • 3
    Tại sao cá lại sống được dưới nước khám phá khoa học?

    views 15457 lượt xem

  • 4
    Tại sao gọi nhóm thực vật là C4?

    views 11685 lượt xem

  • 5
    Máy bay được phát minh năm nào? Ai là người phát minh ra máy…

    views 10419 lượt xem

About Ahoidap.com
Thủ thuật IT
  • Các phím tắt trong Window 11 cập nhật mới nhất
  • ChatGPT là gì? Cách sử dụng ChatGPT
  • Top 5 phần mềm kế toán thịnh hành nhất 2022
  • Top 5 phần mềm giải nén tốt nhất 2022
  • 7 lỗi thường gặp trong Word và cách khắc phục chi tiết
  • Tổng hợp các tổ hợp phím trong Word mới nhất 2022
Game hay

Liên hệ: 

A Hỏi Đáp - Blog Khoa học khám phá

Email: anhsaomai09@gmail.com

Web: https://ahoidap.com

© Copyright 2018 Ahoidap.com. All rights reserved.

Toàn bộ bản quyền thuộc Ahoidap.com

Top