Anh Tuấn | 2019-08-27 11:36:00 2005 views
Làm sao để hết buồn ngủ? Buồn ngủ do đâu và có những cách nào chống buồn ngủ? Sau đây Ahoidap.com xin chia sẻ các kinh nghiệm chống buồn ngủ cho bạn khi làm việc văn phòng hoặc buồn ngủ khi lái xe đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
1/ Mệt mỏi
Bạn làm việc quá nhiều trong một ngày và làm những việc nhọc khiến cơ thể không thể đáp ứng được dẫn đến mệt mỏi và trình trạng này sẽ khiến bạn mau buồn ngủ hơn. Để phòng tránh cơn buồn ngủ do mệt mỏi, bạn nên làm việc có lịch trình và tránh lao động quá sức. Cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
2/ Thiếu ngủ
Thiếu ngủ do đâu, mọi người người thức quá khuya xem một bộ phim hay làm các công việc quá muộn sẽ dẫn đến tình trạng ngủ không đủ giấc, khiến hôm sau bạn sẽ rất buồn ngủ. Theo các nghiên cứu mới nhất thì con người nên ngủ sau 10h đêm và dậy lúc 6h sáng. Vì trong thời gian này cơ thể sẽ được nghỉ ngơi và các bộ phận sẽ không phải làm việc, tăng cường năng lượng cho ngày hôm sau giúp bạn khỏe khoắn và không buồn ngủ nữa. Tuy nhiên vì lý do công việc nên nhiều người sẽ không có thời gian khoa học như thế này. Để hạn chế buồn ngủ, mọi người hãy tranh thủ ngủ ngắn đảm bảo năng lượng tốt nhất, tránh mọi điều nguy hiểm có thể xảy ra ví dụ khi bạn lái xe mà buồn ngủ thì sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.
3/ Ăn no
Ăn no cũng là một nguyên nhân gây buồn ngủ. Ăn quá no dẫn đến cơ thể không muốn làm việc do đó cơn buồn ngủ sẽ kéo đến nhanh hơn.
4/ Bệnh thiếu ngủ
Có những người mắc bệnh như ngủ nướng, ngủ nhiều mà không thể kiểm soát được người ta gọi là bệnh thiếu ngủ. Ngoài ra, việc liên tục thấy buồn ngủ trong ngày cũng là những dấu hiệu của các căn bệnh sau:Thiểu năng tuần hoàn nãoThiểu năng tuần hoàn não là căn bệnh do các mạch máu sau gáy bị chèn ép khiến máu chảy về não không đủ. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là khó ngủ về đêm nhưng ban ngày lúc nào cũng trong trạng thái lơ mơ, ngủ gà gật.Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các vấn đề như đau đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, suy giảm trí nhớ, khó tập trung... Do đó, nếu thấy các triệu chứng này thì bạn cần đi khám ngay bởi tình trạng thiếu máu não lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Làm gì để không còn đau đầu buồn ngủ và giữ thể trạng ở mức tốt nhất?
Việc điều trị đau đầu mệt mỏi buồn ngủ sao cho hiệu quả nhất còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, vào nguyên nhân đau đầu buồn ngủ là bệnh gì gây ra. Tạo cho bản thân những thói quen tốt, những triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn ngủ sẽ không còn lảng vảng quanh bạn nữa.
Tập thể dục hàng ngày
Việc tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp cho cơ thể của bạn dẻo dai, tăng sức đề kháng và các cơ thường xuyên được vận động. Khi bạn tập thể dục chăm chỉ, cơ thể bạn sẽ quen với điều này và hình thành nên những thói quen tốt, giúp đầu óc nhạy bén hơn và giảm khả năng bị “sốc” khi thời tiết thay đổi đột ngột. Thời tiết là một trong những nguyên nhân gây đau đầu chóng mặt buồn ngủ ở tất cả các lứa tuổi, bạn chắc chắn biết điều này.
Dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh
Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái
Bạn cần chế độ làm việc, ăn uống, sinh hoạt điều độ và cực kỳ hợp lý, giữ tâm trạng thỏa mái trong ngày thì bạn sẽ có giấc ngủ ngon. Những lúc buồn ngủ bạn nên rửa mặt, hoặc ăn đồ ăn lạnh, uống một ly cafe, ăn vài thứ linh tinh có thể làm giảm cơn buồn ngủ.
Mỗi ngày trong cuộc sống bạn nên dành thời gian để thư giãn như đọc một vài câu chuyện cười, tham gia các sinh hoạt làm việc trong gia đình, chăm sóc con cái, động vật. Tập thể dục sẽ giúp bạn khỏe mạnh, minh mẫn và có giấc ngủ ngon
Theo các chuyên gia sức khỏe, một ngày bạn nên ngủ đủ 7 tiếng đồng hồ vào ban đêm là tốt nhất. Cố gắng ngủ sớm và không nên thức quá khuya.
Trẻ sơ sinh có thể cần ngủ tới 19 tiếng mỗi ngày
– Trẻ từ 1 – 4 tuần: cần ngủ từ 15 – 18 tiếng mỗi ngày:
– Trẻ từ 1 – 4 tháng:
– Trẻ từ 4 tháng tới 1 tuổi: cần ngủ từ 14 – 15 tiếng mỗi ngày:
– Ở trẻ dưới 6 tháng thường ngủ khoảng 03 lần vào ban ngày, và giảm xuống còn 2 lần khi trẻ được 6 tháng tuổi.
– Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày.
– Trẻ từ 3 – 6 tuổi: cần ngủ 10 – 12 tiếng mỗi ngày
– Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Cần ngủ 7 – 12 tiếng mỗi ngày.
– Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Cần ngủ 7 tiếng mỗi ngày
Trở về Trang chủ
Ý kiến của bạn đọc (2)
Bình luận
Liên hệ:
A Hỏi Đáp - Blog Khoa học khám phá
Email: anhsaomai09@gmail.com
Web: https://ahoidap.com
© Copyright 2018 Ahoidap.com. All rights reserved.
Toàn bộ bản quyền thuộc Ahoidap.com