Ngô Thảo Uyên | 2022-10-19 13:53:00 394 views
Việc lên kế hoạch cụ thể cho việc học tập, thi cử sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và học tập hiệu quả. Chỉ có bạn mới biết được bạn nên làm những công việc gì, phân bổ thời gian như thế nào cho từng môn học thì hợp lý. Từ đó, bạn sẽ hạn chế được tình trạng căng thắng, áp lực đối với việc học.
Cách tốt nhất để giảm stress trong thi cử đó là lên kế hoạch cụ thể cho quá trình học tập
Vì thế, nếu muốn bản thân có thể hoàn thành tốt việc học mà không quá áp lực thì bạn hãy lên kế hoạch và sắp xếp thời gian học tập phù hợp nhất. Nếu chưa nắm rõ những nội dung cần phải ôn luyện hay bất kì điều gì liên quan thì bạnhãy sẵn sàng trao đổi lại với giáo viên hoặc những n gười bạn của mình để được hỗ trợ tốt hơn.
Học tập là cả một quá trình trau dồi kiến thức lâu dài chứ không phải là ngày một ngày hai, vì thế bạn cần phải chăm chỉ, kiên trì và rèn luyện trong suốt quãng đường và có khi là cả đời. Và khả năng tiếp thu bài vở của mỗi người là không đồng đều nhau, cho nên việc học nhanh hay chậm đều không sao ca, bạn không nên áp lực việc này vì sẽ sẽ vô tình khiến bạn cảm thấy chán nản và bản thân bị kém cỏi.
Học tập quá sức cũng là một trong các nguyên nhân gây stress ở nhiều học sinh, sinh viên
Cho nên, điều bạn cần làm là bạn cần biết được bản thân phù hợp với phương pháp học tập nào,đừng tự ép bản thân phải ôm đồm cùng một lúc nhiều thứ. Bạn cũng không nên tham gia đồng thời nhiều cuộc thi mà thay vào đó hãy cố gắng học nhiều thầy cô cùng một môn. Điều này sẽ giúp bạn tiến bộ hơn và có được nhiều cách học khác nhau dễ dàng hơn cho môn học đó.
Học sinh, sinh viên là lứa tuổi rất nhạy cảm, độ tuổi này có rất nhiều sự thay đổi về mặt tâm lý, chính sự thay đổi này sẽ khiến cho trẻ dần trở nên giữ khoảng cách với người thân, gia đình. Cũng chính vì điều này mà một số trường hợp gặp phải khó khăn, căng thẳng trong học tập hay cuộc sống đều lựa chọn biện pháp im lặng, không thể chia sẻ với gia đình, cha mẹ.
Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho bản thân càng cảm thấy bế tắc, những khó khăn, thử thách không thể giải quyết một cách ổn thỏa. Do đó, hãy cố gắng chia sẻ và tâm sự với những người xung quanh về những điều đang lo lắng, muộn phiền. Nếu không thể nói với người thân thì bạn có thể tìm gặp thầy cô, bạn bè mà mình yêu mến để tâm sự.
Học tập là một quá trình dài, bạn không thể dành toàn bộ thời gian của bản thân cho việc học tập. Nhu cầu vui chơi, thư giãn, giải trí là rất cần thiết đối với mỗi con người. Do đó, những lúc học tập căng thẳng, mệt mỏi bạn hãy chợp mắt, nghe nhạc, vẽ tranh hoặc làm bất kì điều gì yêu thích để đầu óc được thư giãn và thoải mái hơn.
Nếu cảm thấy căng thẳng trong lúc học tập bạn nên nghe vài bản nhạc để thư giãn
Sau một khoảng thời gian tập trung cao độ thì não bộ và các cơ quan khác cũng cần phải được nghỉ ngơi để lấy lại nguồn năng lượng tích cực. Do đó, khi cảm thấy quá tải hoặc ngồi học quá lâu bạn hãy cho phép bản thân được giải tỏa và vận động nhẹ nhàng để xương khớp linh hoạt hơn. Cách này cũng giúp bạn giảm stress trong học tập, thi cử hiệu quả.
Học tập cũng cần phải có mục tiêu cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào năng lực và khả năng của bản thân mà bạn nên đặt mục tiêu phù hợp, khả quan. Đừng cố gắng đưa ra những kì vọng quá cao so với những gì bản thân có thể đạt được. Đôi lúc nó không thể trở thành động lực mà còn là áp lực lớn khiến bạn trở nên mệt mỏi và dễ stress hơn.
Trên đây là những cách giải đáp cho bạn một phần câu hỏi làm sao để vượt qua được áp lực học tập. Hy vọng các bạn sẽ sớm định hình lại được tinh thần và bản thân để tiếp tục bước tiếp trên con đường học tập của mình.
Trở về Trang chủ
Ý kiến của bạn đọc (0)
Bình luận
Liên hệ:
A Hỏi Đáp - Blog Khoa học khám phá
Email: anhsaomai09@gmail.com
Web: https://ahoidap.com
© Copyright 2018 Ahoidap.com. All rights reserved.
Toàn bộ bản quyền thuộc Ahoidap.com