Anh Tuấn | 2020-02-27 02:38:00 2821 views
Có một điều mà người phụ nữ nào cũng phải trải qua, đó chính là chu kỳ kinh nguyệt. Và nó kéo dài trong khoảng từ 35 đến 40 năm của cuộc đời.
Kinh nguyệt là một quá trình không thể thiếu đối với cơ thể người phụ nữ. Cùng tìm hiểu về các giai đoạn trong kỳ kinh nguyệt và hoạt động của từng gia đoạn trong bài viết dưới đây.
Giai đoạn kinh nguyệt
Trong giai đoạn kinh nguyệt, bạn sẽ mang thai khi một trứng rụng được tinh trùng thụ tinh và bám vào lớp màng tử cung (nội mạc tử cung). Nếu bạn không mang thai, mức progesterone và estrogen giảm, khiến lớp màng không sử dụng đến sẽ tự bong ra khỏi tử cung và đi ra ngoài cùng máu (kinh nguyệt).
Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn nang noãn)
Trong giai đoạn tăng sinh (hay nang noãn), nang trứng chính bắt đầu phát triển trong buồng trứng do một loại hoóc môn kích thích nang trứng. Khi nang chín, estrogen được tiết ra, khiến lớp màng tử cung dần trở nên dày hơn.
Giai đoạn rụng trứng
Một loại hoóc môn có tên Luteinizing được tiết ra khi estrogen đạt mức cao nhất, khiến trứng bứt ra khỏi nang trứng (rụng trứng).
Giai đoạn chế tiết (giai đoạn hoàng thể)
Sau khi rụng trứng, nang trứng phát triển thành hoàng thể tiết ra progesterone, giúp chuẩn bị nội mạc tử cung để trứng đã thụ tinh bám vào nội mạc.
Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt là gì?
Dịch kinh nguyệt gồm lớp nội mạc tử cung bị bong ra.
Thành bên trong tử cung được bao bọc bởi một lớp màng được gọi là nội mạc tử cung. Lớp màng tử cung này sẽ dần dày lên trong chu kỳ kinh nguyệt và dày đến khoảng một centimet trước khi bị “đèn đỏ”.
Bạn có thể hình dung lớp màng này giống như một bức tường vững chắc vậy, nhưng nội mạc tử cung thực tế chỉ là một lớp mô gồm nhiều tế bào, mao mạch, và các tuyến sản sinh dịch tiết.
Khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt, lớp bề mặt chức năng của nội mạc tử cung bị rách và bong ra. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị “ra máu” trong kỳ “đèn đỏ”. Các yếu tố làm đông máu thường sẽ làm máu đông lại chứ không bị hòa tan bởi enzyme được tiết ra khi nội mạc tử cung bị rách.
Kết quả là, máu bị đào thải ra ngoài cơ thể dưới dạng dịch kinh nguyệt cùng với mô nội mạc tử cung. Tuy nhiên, tình trạng bị ra máu nhiều dẫn đến việc một phần máu bị đông do lượng enzyme không đủ, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng thống kinh.
Máu trong chu kỳ kinh nguyệt là lớp màng nội mạc tử cung bị rách, bong ra và được đào thải ra ngoài cơ thể. Bên dưới lớp màng bị rách là một lớp đáy, lớp này hình thành một lớp mô mới chuẩn bị cho tháng tiếp theo và làm niêm mạc tử cung dày lên.
Nội tiết tố nữ chính là yếu tố điều tiết chu kỳ “đèn đỏ” hàng tháng này, trong thời gian đó nội mạc tử cung bong ra và bị đào thải ra ngoài chỉ để hình thành một lớp mới. Quy trình này sẽ lặp lại hàng tháng bên trong tử cung của bạn.
Trong mỗi kì kinh nguyệt, người phụ nữ cần bổ sung thêm một lưỡng kẽm và sắt nhất định để sức khỏe được duy trì tốt.
Bảo Ngọc tổng hợp
Trở về Trang chủ
Ý kiến của bạn đọc (0)
Bình luận
Liên hệ:
A Hỏi Đáp - Blog Khoa học khám phá
Email: anhsaomai09@gmail.com
Web: https://ahoidap.com
© Copyright 2018 Ahoidap.com. All rights reserved.
Toàn bộ bản quyền thuộc Ahoidap.com