thắc mắc giải đáp
  • Khoa học
  • Mẹo vặt hay
  • Cẩm nang Cuộc sống
  • Y Khoa
  • Thủ thuật IT
  • Học đường
  • Ăn gì
  • Sitemap
Trang chủ > Thực vật học > Tại sao bộ rễ của cây và các loại thực vật đều rất dài và rất nhiều?

Tại sao bộ rễ của cây và các loại thực vật đều rất dài và rất nhiều?

Bao Ngoc | 2018-11-30 10:29:00views 2143 views

ahoidap.com Tìm hiểu về rễ cây của các loài thực vật, tại sao rex câu của các loài thực vật rất đều và dài.

Khám phá về rễ cây của các loài thực vật - Cùng ahoidap.com khá phá thế giới này nhé.

Thực vật thường phân làm hai phần: trên mặt đất và dưới mặt đất. Phần ở dưới mặt đất gọi là bộ rễ. Bộ rễ do nhiều loại rễ tạo thành, một loại ban đầu mọc ra từ rễ của phôi non của hạt giống, nó tương đối to khỏe có thể đâm thẳng, sâu xuống dưới đất gọi là rễ cái. Rễ cái có thể phân nhánh ra bốn phương tám hướng hình thành rất nhiều rễ con, từ rễ con lại phân nhánh ra rất nhiều rễ bé hơn nữa...  hình thành rễ cấp 3, rễ cấp 4. Trên rễ cái và rễ con có thể mọc ra rất nhiều rễ nhỏ li ti, đầu trước của các rễ non còn có nhiều lông màu trắng, chúng được coi là đội xung kích đi hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng.

Sự phân bố của bộ rễ trong đất có ba đặc điểm lớn: sâu, rộng, nhiều.

Các loài cây trồng khác nhau với tính chất đất khác nhau thì độ sâu của rễ đâm xuống đất cũng khác nhau. Như cây táo tàu, sinh trưởng ở những vùng đất khô hạn và gò đồi, rễ cái của nó có thể đâm sâu tới 12 m. Rễ của một số loại rau cũng có thể đâm sâu tới 1 m. Những loài cây sống ở sa mạc, trong môi trường khô hạn, bộ rễ của chúng đều có khả năng đâm xuyên sâu xuống lòng đất.

Số lượng rễ rất nhiều, một cây lúa mì có tới 70.000 rễ, tổng chiều dài lên tới hơn 500 m. Khi cây ngô trưởng thành được khoảng tám lá thì số rễ con có tới 8.000, 10.000 rễ. Nếu đem toàn bộ số lông trên rễ của một cây lúa mì nối lại với nhau thì chiều dài đạt tới 20.000 m. Còn cây ăn quả thì độ dài và số lượng toàn bộ rễ của nó cũng khiến bạn phải kinh ngạc.

Phạm vi phân bố của bộ rễ cây trồng so với độ rộng của tán cây còn lớn hơn nhiều. Một cây táo trồng được 27 năm thì bộ rễ của nó có thể vươn xa tới 27 m, gấp 2-3 lần tán cây.

Bộ rễ của cây trồng dài và nhiều như vậy có tác dụng gì? Lãng phí chăng? Không! Đây hoàn toàn là điều tất yếu, bởi vì với bộ rễ to khỏe như vậy trước tiên sẽ có thể giúp thực vật cố định vững chắc ở trong đất, rễ càng sâu bao nhiêu thì phân bố càng rộng, thực vật sẽ càng khó bị ngã đổ trước những cơn gió mạnh.

Bộ rễ là một trong hai “nhà máy” lớn của thực vật (lá và rễ), nó nhận trách nhiệm rất khó khăn và nặng nề. Chúng ta đều biết rằng thực vật sống không thể thiếu nước, lượng nước có trong các bộ phận của thực vật tính theo trọng lượng chiếm trên 80%. Nhờ có nước mà lá và bộ rễ mới có thể tạo ra các chất cần thiết khác cho cây sinh trưởng và phát dục. Ngoài ra lượng nước còn thường xuyên “chạy trốn” khỏi bề mặt gọi là bốc hơi. Vào mùa hè, nhiệt độ càng cao sự bốc hơi của nước càng mạnh, lúc này nếu lượng nước không cung cấp kịp thời, thì thực vật sẽ bị khô héo, thậm chí bị chết. Có người thống kê, một cây giống hướng dương, về mùa hè mỗi ngày cần 200-300 kg nước, với cây lúa mì muốn có được 500 hạt phải cần đến 200 kg nước.

Thực vật cần lượng nước lớn như vậy thì ai sẽ cung cấp cho nó đây? Tất nhiên là phải nhờ vào bộ rễ hút nước từ trong đất. Chúng ta hãy tưởng tượng, nếu như không có bộ rễ to lớn tiếp xúc rộng rãi với các hạt đất có chứa nước thì làm sao bảo đảm được lượng nước cung cấp liên tục, không ngừng cho cây.

Thực vật trong quá trình sinh trưởng cần rất nhiều các chất dinh dưỡng khác như nitơ, phốtpho, kali, lưu huỳnh... Những chất dinh dưỡng này không thể lấy từ trong không khí mà phải dựa vào bộ rễ đi tìm khắp nơi ở trong đất, có một số nguyên tố vi lượng chỉ có thể tìm thấy ở dưới tầng sâu của đất. Do đó, bộ rễ phải phân bố vừa rộng vừa sâu, mới có thể lấy được thành phần dinh dưỡng ở trong đất cho cây sinh trưởng.

Có điều thú vị là bộ rễ thực vật ở dưới đất như vậy, nhiều như vậy, nhưng vẫn không đủ, mà cần phải có sự trợ giúp của một số “trợ thủ”. Ví dụ như trên đốt các cây dưa và thân cây ngô thường mọc ra nhiều “rễ bất định”; còn một số cây như cây tùng, rễ của nó có một loài vi khuẩn sống ký sinh gọi là “rễ khuẩn”, chúng đều có thể giúp cây hút nước và chất dinh dưỡng.

Như vậy bộ rễ của thực vật càng phát triển thì càng có lợi cho sự sinh trưởng của thực vật. Chúng ta thường nói “rễ sâu cây tốt” cũng là vì lẽ đó.

Nguồn 10 vạn câu hỏi vì sao?

review2 Đánh giá:
(Rating 4.0/5 , 1 vote)

Trở về Trang chủ

 danh sach tin tuc Các tin khác - Không nên bỏ lỡ

  • tin lien quan Rau Ngót có tốt không? Những câu hỏi đáp về Rau ngót

  • tin lien quan Rau ngót có tác dụng gì? Lọi ích của rau ngót

  • tin lien quan Rau muống có tác dụng gì? Ăn có tốt cho sức khỏe không

  • tin lien quan Tại sao dưa chuột bị đắng và cách xử lý hết đắng

  • tin lien quan Now Tips For Creating A Perfect Garden 2022

  • tin lien quan Your Garden Out Considers the Factors You Should Know Plan

Ý kiến của bạn đọc (0)

bình luận Bình luận

Tool - Chuyển đổi
  • Đổi ngày Dương sang Âm
  • Đổi ngày Âm sang Dương
  • Xóa khoảng trắng Online
  • Đếm ký tự Online
  • Chuyển số thành chữ, tiền tệ
  • Lịch vạn niên 2020
Danh mục
  • Thực vật học

    Thực vật học

  • Nuôi con

    Nuôi con

  • Khoa học

    Khoa học

  • Tiêu dùng

    Tiêu dùng

  • Mẹo vặt

    Mẹo vặt

  • About

    About

  • Truyện cổ tích

    Truyện cổ tích

  • Truyện cười

    Truyện cười

  • Sinh vật học

    Sinh vật học

  • Đại dương

    Đại dương

  • Thế giới động vật

    Thế giới động vật

  • Hỏi đáp Pháp luật

    Hỏi đáp Pháp luật

  • Hỏi đáp bảo hiểm

    Hỏi đáp bảo hiểm

  • Game hay

    Game hay

  • Người nổi tiếng

    Người nổi tiếng

  • Cuộc sống

    Cuộc sống

  • Học đường

    Học đường

  • Hỏi đáp ô tô

    Hỏi đáp ô tô

  • Hỏi đáp xe máy

    Hỏi đáp xe máy

  • Thủ thuật IT

    Thủ thuật IT

  • Mới nhất
  • Đọc nhiều
  • AI là người tìm ra châu Mỹ đầu tiên AI là người tìm ra châu Mỹ đầu tiên
  • Rau muống có tác dụng gì? Ăn có tốt cho sức khỏe không Rau muống có tác dụng gì? Ăn có tốt cho sức khỏe không
  • Rau ngót có tác dụng gì? Lọi ích của rau ngót Rau ngót có tác dụng gì? Lọi ích của rau ngót
  • Rau Ngót có tốt không? Những câu hỏi đáp về Rau ngót Rau Ngót có tốt không? Những câu hỏi đáp về Rau ngót
  • Tại sao dưa chuột bị đắng và cách xử lý hết đắng Tại sao dưa chuột bị đắng và cách xử lý hết đắng
  • 1
    Cách hãm tiết canh vịt ngan vừa ngon lại dễ làm

    views 19112 lượt xem

  • 2
    Tại sao cá lại sống được dưới nước khám phá khoa học?

    views 12982 lượt xem

  • 3
    Hướng dẫn sử dụng phím tắt windows Ctrl + a, ctrl + y, ctrl + z

    views 11340 lượt xem

  • 4
    Tại sao gọi nhóm thực vật là C4?

    views 10129 lượt xem

  • 5
    Tại sao lại có hiện tượng ngày và đêm

    views 8895 lượt xem

About Ahoidap.com
Thủ thuật IT
  • Máy tính kêu bíp liên tục do đâu hướng dẫn tìm bệnh
  • Tích xanh Facebook có ý nghĩa gì? điều kiện lên tích xanh?
  • Dấu tích xanh Facebook là gì? Cách lên dấu tích xanh?
  • Theme Newspaper cho web tin tức đẹp bản mới nhất
  • 10 cách tìm kiếm Google cực hữu ích 99% người dùng không biết
  • Bảng phím tắt của adobe after effect phần mềm làm video top 1
Game hay
  • Điều kiện xây nhà K trong game đế chế AOE như thế nào

Liên hệ: 

A Hỏi Đáp - Blog Khoa học khám phá

Email: anhsaomai09@gmail.com

Web: https://ahoidap.com

© Copyright 2018 Ahoidap.com. All rights reserved.

Toàn bộ bản quyền thuộc Ahoidap.com

Top